200 Cộng Hòa, P. 12, Q. Tân Bình, TP HCM

lienhe@bangcuuchuong.com

Giới thiệu

Tin tức

Liên hệ

Bảng cửu chương Online

Sử dụng biểu đồ bảng cửu chương tương tác để nhân nhanh hai số.

Nhấn vào nút cộtnút hàng bên dưới để nhận kết quả phép nhân

X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
3 3 6 9 12 15 18 21 24 27 30 33 36
4 4 8 12 16 20 24 28 32 36 40 44 48
5 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60
6 6 12 18 24 30 36 42 48 54 60 66 72
7 7 14 21 28 35 42 49 56 63 70 77 84
8 8 16 24 32 40 48 56 64 72 80 88 96
9 9 18 27 36 45 54 63 72 81 90 99 108
10 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 110 120
11 11 22 33 44 55 66 77 88 99 110 121 132
12 12 24 36 48 60 72 84 96 108 120 132 144
X =

Mẹo 1: Đừng quan tâm tới trật tự

Ví dụ: 3×5=15, và 5×3=15

Một ví dụ khác: 2×9=18, và 9×2=18

Trên thực tế, một nửa bảng cửu chương là hình ảnh phản chiếu ngược của nửa còn lại.

Vì vậy, khi nhân, đừng nhớ "3×5" hay "5×3", chỉ cần nhớ rằng "3 và 5 thì thành 15".

Điều này rất quan trọng! Nó giảm gần như một nửa công việc cho bạn.

Trong đầu, bạn chĩ cần nghĩ tới
3 và 5 "với nhau" sẽ thành 15

Thì bạn sẽ nghĩ được thế này:

 

Mẹo 2: Học bảng cửu chương theo "Cụm"

Thật khó để nhét toàn bộ bảng cửu chương vào đầu ngay một lúc. Vì vậy, hãy học theo “Cụm” nhé

A Đầu tiên, học tới cụm 5 nhân 5 thôi

B Tiếp tục học tới cụm 9 nhân 5.

C Tương tự như B, ngoại trừ việc phép tính được đảo lại thôi. Cũng phải học nhé.

D Cuối cùng học tới cụm "6×6 tới 9×9"

Sau đó tổng hợp bằng cách thực tập cả “bảng nhân 10”

Và giờ bạn đã học được Bảng nhân 10!

(Chúng ta nhìn vào bảng nhân 12 bên dưới)

Một vài quy tắc

Có một vài quy tắc có thể giúp bạn nhớ:

chỉ đơn giản là gấp đôi số lượng lên thôi. Tương tự như việc thêm số vào chính nó.

2×2=4, 2×3=6, 2×4=8, etc.

Vì thế quy tắc là 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20

(Và một khi bạn đã nhớ các quy tắc nêu trên, bạn sẽ biết ngay 3×2, 4×2, 5×2, ….., là bao nhiêu đúng không?)

cũng có một quy tắc: 5, 10, 15, 20, ….. Nó đều kết thúc bằng 0 hoặc 5

cũng có một quy tắc: 9, 18, 27, 36, 45, 54, 63, 72, 81, 90

Bây giờ, bạn có nhận thấy những vị trí hàng đơn vị giảm dần không: 9, 8, 7, 6, ...? Cùng lúc đó thì, hàng chục đang tăng dần: 1, 2, 3,...? Chà, , lúc này bạn có thể dùng tay để hỗ trợ đó!

Ví dụ: để nhân 9 với 8: cụp ngón tay số 8 của bạn xuống, và bạn có thể đếm "7" và "2" ... kết quả là 72

10× có thể là phép tính dễ nhất ... chỉ cần thêm số 0 vào sau số nhân thôi.

10×2=20, 10×3=30, 10×4=40, etc.

Những phép tính khó nhất

Với tôi những phép tính khó nhất đó là 6×7=42, 6×8=48 và 7×8=56. Tôi thường phải tự nhẩm trong đầu là:

"6 với 7 là 42", "6 với 8 là 48", "7 với 8 là 56"

Thế còn bảng nhân 12 thì sao?

Nghe thì có vẻ khó đấy, nhưng một khi bạn đã thuần thục bảng nhân 10 rồi, thì chỉ cần vài bước này nữa thôi.

Đầu tiên, 11× là dễ nhất: từ 11×2 to 11×9 bạn chỉ cần đặt hai chữ số liền nhau là được. 11×2=22, 11×3=33, ..., 11×9=99.
Và đương nhiên 2×, 5× và 10× thì chỉ cần theo những quy tắc đơn giản mà bạn đã biết rồi thôi.

Giờ thì chỉ cần nhớ những phép sau thôi:

  • 3×12=36,
  • 4×12=48,
  • 6×12=72,
  • 7×12=84,
  • 8×12=96,
  • 9×12=108

Và "Bộ 3" này:

  • 11×11=121,
  • 11×12=132 và
  • 12×12=144

Tại sao phải học Bảng cửu chương?

Mặc dù thường thì quan trọng là tại sao việc đó lại vận hành thế, với bảng cửu chương, tôi thấy nó đơn giản chỉ là ghi nhớ thuần túy, và nó khiến việc tính toán trở nên dễ dàng hơn.

Cũng như đi bộ, bạn không muốn phải nghĩ xem chân mình đang làm gì, bạn chỉ muốn tận hưởng hành trình mà thôi.

Bảng cửu chương cho bé yêu

Tin tức nổi bật